10 cách kết thúc bài học thú vị giúp học sinh nhớ lâu

Một trong những yêu cầu của tiết học thành công là phải có hoạt động ôn tập củng cố cuối giờ hoặc hoạt động kết thúc giờ học. Hoạt động kết thúc giờ học có rất nhiều lợi ích, xin đừng coi nó như là một việc làm mang tính thủ tục hay bị ép buộc.

Hoạt động tổng kết giờ học là gì?

Là những hoạt động cuối cùng, kết thúc bài học và tạo ra một ấn tượng lâu dài về những gì đã học và tạo nên sự suy ngẫm nơi người học nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy và học tập.

Giáo viên sử dụng các hoạt động kết thúc để:

  • Kiểm tra mức độ hiểu biết và nắm kiến thức
  • Nhấn mạnh các thông tin quan trọng
  • Kết thúc mở
  • Nhận ra những nhận thức sai của người học

Học sinh thấy các hoạt động kết thúc giờ học hữu ích cho:

  • Tóm tắt, đánh giá và thể hiện sự hiểu biết của họ về những điểm chính
  • Củng cố và tiếp thu các thông tin quan trọng
  • Liên kết các ý tưởng bài học với khung khái niệm và / hoặc kiến thức đã học trước đó
  • Áp dụng ý tưởng vào tình huống mới
Hoạt động kết thúc giờ học

Tổng kết giờ học một cách sáng tạo

1. Slide bằng giấy

Trên các tờ giấy A4, chia học sinh thành các nhóm nhỏ viết tóm tắt lại những gì học được. Sau đó, các đại diện của nhóm xếp hàng dọc hoặc hàng ngang, từng thành viên một sẽ nói về một slide của mình giống như bài trình chiếu powerpoint. Giáo viên có thể dùng máy quay, quay lại video trong khi học sinh tóm tắt những gì đã học được. Máy quay sẽ không dừng lại cho đến khi mỗi học sinh hoàn thành bản tóm tắt của mình.

2. Phòng trưng bày

Trên bảng hoặc các tờ giấy A2/A3 các nhóm nhỏ viết và vẽ những gì đã học. Sau khi các sản phẩm đã hoàn thành, gắn lên các bức tường lớp học, các học sinh sẽ di chuyển để nghe thuyết trình về nội dung của từng nhóm đồng thời có thể đặt câu hỏi hoặc tặng sticker hoặc sao cho các nhóm làm tốt.

3. Câu đố ngắn

Đưa ra một câu đố ngắn bằng cách sử dụng công nghệ Socrative, BubbleSheet, K-hoot hoặc Google Forms.

4. Câu hỏi

Cho học sinh viết các câu hỏi về bài học trên các tấm thẻ, sau đó học sinh trao đổi thẻ và trả lời câu hỏi mà các em đã chọn.

5. Hỏi đáp

Học sinh trả lời các câu hỏi sau:

  • Điều gì hấp dẫn từ bài học? Điều gì từ bài học sẽ có ý nghĩa trong tương lai?
  • Điều gì con muốn biết rõ thêm? Tại sao?

6. Thực hành

Cho học sinh làm bài tập thực tế để ứng dụng một kiến thức hoặc kỹ năng vừa học.

7. Phỏng vấn

Cho một học sinh đóng vai là một nhân vật nổi tiếng, yêu cầu học sinh khác tóm tắt ý tưởng chính trong vòng 60 giây giống như trong cuộc phỏng vấn.

8. Truyền thư

Học sinh viết ra những gì học được trên một mẩu giấy, sau đó gấp lại. Khi giáo viên đưa ra một tín hiệu, học sinh chỉ định một bạn trong lớp và các bạn chuyển bức thư đến bạn đó. Học sinh nhận được bức thư phải đọc to và đưa ra phản hồi về câu hỏi trong lá thư đó đó.

9. Nút like kỳ diệu

Học sinh trực tiếp giơ tay nếu có thể trả lời câu hỏi của giáo viên. Các bạn cùng lớp đồng ý với câu trả lời thì ngón tay cái hướng lên – like hoặc không đồng ý ngón tay cái hướng xuống.

10. Vé xuất cảnh

Yêu cầu học sinh viết tên, những gì học được, và bất kỳ câu hỏi nào trên một tấm thẻ trắng (có thể gọi là “vé xuất cảnh”). Trước khi rời khỏi lớp, giáo viên hướng dẫn học sinh gửi vé xuất cảnh trong một chiếc hộp hoặc dán lên bảng.

Billy nguyễn – (Nguồn: tác giả Todd Finley)