Các tính năng bảo mật được Update của zoom

1. Tính năng bảo mật – Security

Sau những ồn ào về bảo mật, hiện nay zoom ở những phiên bản mới đã được cập nhật, bổ sung rất nhiều tính năng mới nhằm tăng cường bảo mật cho phòng học, hội họp trực tuyến. Đối với những phiên bản mới gần đây, thầy cô sẽ nhìn thấy ở thanh công cụ của zoom có xuất hiện thêm tính năng Security.

Bảo mật

Tại tính năng này cho phép thầy cô thiết lập chế độ

  • Lock room: bật tắt chế độ khóa phòng, khi khóa học sinh sẽ không thể vào phòng học
  • Wait room: bật tắt chế độ phòng chờ
  • Share Screen: bật tắt chế độ share màn hình của học sinh, người tham gia.
  • Chat: Bật tắt tính năng trò chuyện của người tham gia.
  • Rename Themselves: Bật tắt chế độ đổi tên của người tham gia

2. Thiết lập các tùy chọn chia sẻ

Tại màn hình Meeting thầy cô bấm chọn dấu ^ bên cạnh chức năng Share Screen để thiết lập các tùy chọn chia sẻ.

Bảo mật
  • One participant can share at a time: Chỉ cho phép 1 người chia sẻ màn hình tại một thời điểm.
  • Multiple participants can share simultaneously: Cho phép nhiều người có thể chia sẻ cùng lúc
  • Advanced Sharing Option… Các tùy chọn nâng cao:
Bảo mật

Các tính năng trong Advanced Sharing Option...

Who can share? (Ai được quyền share)

  • Only Host: Chỉ có người chủ cuộc họp/ lớp học mới được share
  • All Participants: Tất cả những người tham gia đều có thể share

Who can start sharing when someone else is sharing? (Ai có thể chia sẻ khi có người khác đang chia sẻ)

  • Only Host: Chỉ có người chủ cuộc họp/ lớp học (thầy cô giáo)
  • All Participants: Tất cả những người tham gia (học sinh)

Thầy cô hãy chọn những tùy chọn phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình.

3. Thiết lập tình năng trò chuyện.

Thiết lập các tùy chọn trong tính năng trò chuyện cũng sẽ giúp thầy cô hạn chế nhưng trò nghịch ngợm của học sinh trong không giang trò chuyện ví dụ như: nói chuyện riêng, gửi các link website không phù hợp…

Tại cửa sổ CHAT (trò chuyện) thầy cô bấm chọn nút tùy chọn và thiết lập theo mong muốn.

Bảo mật

Participant can chat with (Người tham gia – học sinh được quyền chat với ai?)

  • No One: không được chát với ai.
  • Host Only: Chỉ được chát với Giáo viên, người chủ cuộc họp
  • Everyone Publicly: Được chat với tất cả mọi người công khai
  • Everyone Publicly and Privately: Được chat với tất cả mọi người công khai hoặc riêng tư.

4. Thiết lập chia sẻ bảng trắng – không cho học sinh vẽ lên bảng

Khi thầy cô chia sẻ bảng trong lớp học thầy cô có thể vẽ hoặc viết lên bảng những gì mình muốn, và theo mặc định thì học sinh cũng có thể làm được điều tương tự. Để hạn chế việc vẽ hoặc viết của học sinh lên bảng thầy cô có thể thiết lập các tính năng phù hợp cho việc Share Whiteboard này.

Tại màn hình Share Whiteboard thầy cô con trỏ chuột tới thanh công cụ chính (thanh này có thể nằm ở trên cùng hoặc ở dưới cùng của màn hình và Auto hide) và chọn More

Bảo mật

Tại đây thầy cô có thể thiết lập các tùy chọn sau:

  • Chat: Mở cửa sổ trò chuyện
  • Record: Ghi cuộc họp
  • Disable participants annotation: Vô hiệu hóa các chú thích của người tham gia
  • Show Name of Annotators: Hiện tên những người chú thích trên bảng.
  • Hide Floating Meeting Controls: Ẩn thanh điều khiển cuộc họp
  • Share Computer sound: Chia sẻ âm thanh của máy tính (ví dụ thầy cô mở một đoạn hội thoại hoặc 1 bài hát và muốn share cho học sinh)
  • Optimize share for Full-screen Video Clip: Tối ưu hóa chia sẻ video toàn màn hình

Trên đây là những chia sẻ về các tính năng bảo mật và nâng cấp giúp thầy cô dễ dàng quản lý lớp học của mình và làm cho giờ học trở nên hiệu quả hơn.

Chúc thầy cô có thêm những trải nghiệm thú vị trong những giờ dạy học online!

Tham khảo thêm:

>> Hướng dẫn sử dụng Zoom trong dạy học online

>> Zoom – Những lỗi thường gặp và cách khắc phục

Billy Nguyễn