Công cụ đánh giá năng lực học sinh trong dạy học STEM

Mục tiêu của kiểm tra đánh giá phải hướng tới việc xác định sự tiến bộ của người học. Đành giá năng lục người học chính là đánh giá khả năng người học áp dụng những kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết các văn để trong cuộc sống thực tiền. Đánh giá năng luc người học còn gọi là đánh giá thực hiện.

Đánh giá năng lực không hoàn toàn phải dựa vào chương trinh giáo dục môn học như đánh giá kiến thức, kĩ năng. Trong đó, năng lực là sự tổng hoà, kết tinh của kiến thức, kĩ năng, thái độ, tình cảm, giả trị, chuẩn mực đạo đức, được hình thành từ nhiệu lĩnh vực học tập và từ sự phát triển tự nhiên về mặt xã hội của một con người.

Thang đo đánh giá năng lực được quy chuẩn theo các mức độ phát triển năng lực của học sinh, chứ không quy chuẩn theo việc học sinh đó có đạt hay không đạt một nội dung đã được học, do vậy:

  • Đánh giá năng lực tập trung vào mục tiêu đành giá sự tiến bộ của người học so với chính họ hơn là mục tiêu đành giá xếp hạng giữa các người học với nhau.
  • Học sinh cùng một lửa tuổi, học cùng một chương trình giáo dục nhưng có thể đạt các mức độ năng lực rất khác nhau. Một bộ phận đạt mức độ năng lực thấp, bộ phận khác đạt năng lực phù hợp và số còn lai đạt mức cao so với lứa tuổi. Điều này đánh giá theo kiến thức, kĩ năng đơn lẻ không giải quyết được,

Để đánh giá quá trình, các nhiệm vụ học tập thể hiện các hành vi của các năng lực ứng với các mức độ khác nhau sẽ được giao cho học sinh. Một cách lý tưởng, nhiệm vụ đó sẽ được phân hóa phù hợp với vùng phát triển gần của tùng học sinh, Mặc dù vậy, để thực thi việc đó trong điều kiện lớp học đông là hết sức khó khăn. Một cách thực tế hơn là giáo viên sẽ chọn mức độ nhiệm vụ phù hợp với da số trình độ của học sinh. Sau đó có thể cung cấp thêm những nhiệm vụ nâng cao với nhóm học sinh giỏi và tăng cường trợ giúp với nhóm học sinh yếu. Chính vì vày để đành giá quá trình, việc đầu tiên cần làm là giáo viên cần xây dựng được hệ thống nhiêm vụ có mức độ yêu cầu khác nhau.

Đánh giá năng lực học sinh

Để phân mc độ nhim v STEM, có th s dng các cách như sau:

Cách 1: Phần mức theo độ mở của nhiệm vụ. Độ mở được đặc trưng bởi sự trả lời tự do của cá nhân và không có một lời giải cố định. Cho phép các cách tiếp cận khác nhau và dành không gian cho sự sáng tạo, tự quyết định của người học. Mức độ cao- thấp phụ thuộc vào tính mở của câu hỏi. Câu hỏi càng có nhiều lời giải và cách tiếp cận thì độ mở càng cao. Trong việc đánh giá, chú trọng việc học sinh biết lập luận thích hợp cho con đường giải quyết hay quan điểm của mình.

Cách 2: Phân mức theo độ phức tap của nhiệm vụ. Độ phúc tạp thể hiện trong tính thực tiễn của nhiệm vụ. Cho phép học sinh vẫn dung các kiến thức. kĩ năng đã học vào giải quyết vấn để thực tiễn của cuộc sống. Nhiệm vụ càng sát với tình huống thực, bối cảnh thực thì mức độ phức tạp càng cao. Trong việc đánh giá, chú trọng sư phân tich, tổng hợp, đánh giá, vận dụng kiến thức trong quá trình giải quyết vấn để của học sinh.

Cách 3: Phân mức theo số lượng thao tác phải thực hiện trong nhiệm vụ. Thao tác bao gồm thao tác tự duy (din ra bên trong hc sinh) và thao tác hành động (đo đạc, tính toán, lp đặt,). Để hoàn thành một nhiệm vụ học sinh cần thực hiện một hoặc nhiều thao tác. Năng lực của học sinh thể hiện qua các thao tác mà họ thực hiện. Một nhiệm vụ phải trải qua càng nhiều thao tác để thực hiện thì yêu cầu năng lực của học sinh càng cao.

Cách 4: Phân mức theo mức độ tự lực của học sinh. Tự lực là có khả năng thực hiện nhiệm vụ mà không cần đến sự trợ giúp, gợi ý. Nếu nhiệm vụ yêu cầu học sinh tự lực thực hiện càng nhiều thao tác thì nhiệm vụ đó có mức độ tự lực càng cao. Trong đánh giá mức độ tư lực, chú trọng đến sự chủ động, tích cực của học sinh khi thực hiện nhiệm vụ,

Khi có các nhiêm vụ với các mức độ tương ứng với các mức độ của hành vi khác nhau của năng lực thì ta có thể sử dụng các bước sau để đánh giá mức độ đạt được năng lực của học sinh trong quá trình day:

  • Giao nhiệm vụ ở mức độ cao hơn.
  • Học sinh tư lực làm việc, giáo viên đánh giá ghi nhận các học sinh thực hiện được nhiệm vụ.
  • Gơi ý để hạ xuống mức độ yêu cầu thấp hơn
  • Học sinh thực hiện theo gợi ý, giáo viên đánh giá học sinh đạt được mức năng lực thấp hơn. Các bước xây dựng các nhiệm vụ học tập theo ba mức độ khác nhau như sau:
  • Làm rõ mục tiêu cần đánh giả (hành vi).
  • Mô tả trông đợi đối với học sinh ở mức cao nhất – Đây chính là đáp án của nhiệm vụ mức 3.
  • Phát biểu nhiệm vụ cần thực hiện của học sinh ở mức 3,
  • Xác định khó khăn chính của học sinh khi thực hiện nhiệm vụ ở mức 3.
  • Mô tả cách hỗ trợ của giáo viên để học sinh vượt qua khó khăn.
  • Phát biểu nhiệm vụ học tập ở mức 2 (dựa vào nhiệm vụ mức 3 và hỗ trợ của giáo viên)
  • Mô tả yêu của trông đợi đối với học sinh ở mức 2 – Đáp án nhiệm vụ mức 2
  • Xác định khó khăn chính khi thực hiện nhiệm vụ mức 2
  • Mô tả cách hỗ trợ của giáo viên để vượt qua khó khăn,
  • Phát biểu nhiệm vụ mức 1.
  • Mô tả đáp án mức 1.

Một công cụ phổ biến được sử dụng trong đánh giá năng lực học sinh là bảng đánh giá theo tiêu chí (Rubric). ĐỐi với các hoạt động học tập STEM, bảng đánh giá theo tiêu chí được sử dụng trong nhiều giai đoạn, phổ biến nhất là trong đánh giá quá trình hoạt động, đánh giá sản phẩm và đánh giá trình bay, thuyết trình sản phẩm.

Một hạn chế hay gặp phải của việc xây dựng các bảng đánh gia theo tiêu chí đó là giáo viên không bám sát vào các biểu hiện hành vi của các năng lực cần đánh giá để mô tả trong bảng.

Với Rubric tiêu chí này có thể cho điểm về sản phẩm của học sinh chế tạo được tuy nhiên lại không cung cấp thông tin để đánh giá trực tiếp năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn ở đây.

Để đánh giá được mức độ biểu hiện của năng lực giải quyết vấn đề của học sinh, dựa vào cấu trúc năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo ta có thể xây dựng được bảng Rubric như sau:

TIÊU CHÍMỨC ĐỘ 4MỨC ĐỘ 3MỨC ĐỘ 2MỨC ĐỘ 1
Phát hiện được vấn đềPhát hiện và ghi lại được các vấn đề trong quá trình chế tạo sản phẩm, phân tích vấn đề thành các câu hỏi nhỏ một cách hợp lýPHát hiện và ghi lại được các vấn đề trong quá trình chế tạo sản phẩmPhát hiện và ghi lại các vấn đề với sự gợi ý của giáo viênNghe và ghi lại được các vấn đề do giáo viên nêu ra
Lập được kế hoạch giải quyết vấn đềXác định được các nguồn lực (nguyên liệu, tài liệu, người giúp) để giải quyết các vấn đề đặt ra bằng nhiều cách. Trình bày các bước tiến hành giải quyết vấn đề một cách rành mạchXác định được các nguồn lực (nguyên liệu, tài liệu, người giúp) để giải quyết các vấn đề đặt ra. Trình bày được các bước tiến hành giải quyết vấn đề một cách rành mạchXác định được các nguồn lực (nguyên liệu, tài liệu, người giúp) để giải quyết các vấn đề đặt ra dưới sự hỗ trợ của giáo viên. Trình bày được các bước tiến hành giải quyết vấn đề một cách rành mạchXác định được các nguồn lực (nguyên liệu, tài liệu, người giúp) để giải quyết các vấn đề đặt ra dưới sự trợ giúp của giáo viên
Thực hiện được giải phápChế tạo được sản phẩm qua đó làm rõ nguyên tắc, cấu tạo và hoạt động của sản phẩm đã chế tạo. Tối ưu hóa sản phẩmChế tạo được sản phẩm qua đó làm rõ nguyên tắc, cấu tạo và hoạt động của sản phẩm đã chế tạoChế tạo được sản phẩm qua đó làm rõ nguyên tắc, cấu tạo và hoạt động của sản phẩm đã chế tạo với sự hỗ trợ của giáo viênTrình bày được nguyên tắc, cấu tạo và hoạt động của sản phẩm do nhóm xây dựng
Đánh giá được giải phápĐánh giá được ưu và nhược điểm các phương án tiến hành chế tạo sản phẩm, điều chỉnh phương án trong quá trình thực hiện. Trình bày được sự so sánh giữa các phương án đã đưa raĐánh giá và trình bày được ưu, nhược điểm các phương án tiến hành chế tạo sản phẩmĐánh giá và trình bày được ưu, nhược điểm của các phương án tiền hành chế tạo sản phẩm với sự hỗ trợ của giáo viênTrình bày được các nội dung đánh giá quá trình của nhòm

Tham khảo thêm: Đánh giá năng lực học sinh trong giáo dục STEM

Billy Nguyễn: Tham khảo “Giáo dục STEM trong trường phổ Thông”