Những vấn đề quan trọng giáo viên tiểu học cần biết

Ngoài việc giỏi chuyên môn và đáp ứng được đầy đủ những kỹ năng quan trọng của một người giáo viên tiểu học trong thời đại mới, thì đây chính là những vấn đề quan trọng mà giáo viên tiểu học cần phải biết

1. Tiền lương

Theo đó, nêu rõ cách tính mức lương, phụ cấp, hoạt động phí đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước. Đơn cử như sau:

  • Mức lương thực hiện từ ngày 01/7/2019 = 1.490.000 đồng/tháng x Hệ số lương hiện hưởng
  • Mức phụ cấp thực hiện từ ngày 01/7/2019 (đối với khoản phụ cấp tính theo mức lương cơ sở)  = 1.490.000 đồng/tháng x Hệ số phụ cấp hiện hưởng
  • Mức phụ cấp thực hiện từ ngày 01/7/2019 (đối với các khoản phụ cấp tính theo % mức lương hiện hưởng cấp hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung) = (Mức lương thực hiện từ ngày 01/7/2019 + Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo thực hiện từ ngày 01/7/2019 + Mức phụ cấp thâm niên vượt khung thực hiện từ ngày 01/7/2019) x Tỷ lệ % phụ cấp được hưởng theo quy định
  • Đối với các khoản phụ cấp quy định bằng mức tiền cụ thể thì giữ nguyên theo quy định hiện hành.
  • Mức tiền của hệ số chênh lệch bảo lưu thực hiện từ ngày 01/7/2019 = 1.490.000 đồng/tháng x Hệ số chênh lệch bảo lưu hiện hưởng (nếu có).
  • Mức hoạt động phí thực hiện từ ngày 01/7/2019 = 1.490.000 đồng/tháng x Hệ số hoạt động phí theo quy định.

Bảng lương giáo viên mầm non, tiểu học

vấn đề quan trọng giáo viên

2. Trình độ

Từ ngày 01/07/2020, giáo viên tiểu học phải có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên (Căn cứ vào Điểm b Khoản 1 Điều 72 Luật giáo dục 2019).

3. Thời gian làm việc

Thời gian làm việc của giáo viên tiểu học trong năm học là 42 tuần, trong đó:

  • 35 tuần dành cho việc giảng dạy và các hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học.
  • 05 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ.
  • 01 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới.
  • 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học.

(Căn cứ vào Khoản 1 Điều 5 Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT)

4. Định mức tiết dạy

Định mức tiết dạy là số tiết lý thuyết hoặc thực hành của mỗi giáo viên phải giảng dạy trong một tuần, cụ thể giáo viên tiểu học là 23 tiết.

Trường hợp giáo viên nữ có con nhỏ từ 12 tháng trở xuống, mỗi tuần lễ được giảm 4 tiết.

(Căn cứ Khoản 1 Điều 6 và Khoản 2 Điều 10 Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT)

5. Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên tiểu học

Về vấn đề này được hướng dẫn cụ thể tại Thông tư 32/2011/TT-BGDĐT về Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên tiểu học.

Theo đó, chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên tiểu học là căn cứ của việc quản lý, chỉ đạo, tổ chức và biên soạn tài liệu phục vụ công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên tiểu học, nâng cao mức độ đáp ứng của giáo viên tiểu học với yêu cầu phát triển giáo dục tiểu học và yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học.

Đồng thời, chương trình này áp dụng cho tất cả cán bộ quản lí cơ sở giáo dục, giáo viên đang giảng dạy tiểu học trong phạm vi toàn quốc; các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện đào tạo, bồi dưỡng giáo viên tiểu học.

Giáo viên tiểu học tuy không nặng về mặt kiến thức cần có nhưng lại rất vất vả ở nhiều phương diện khác. Tuy vậy, với một sự tận tâm, nhiệt tình và tình yêu với nghề, với trò, việc học hỏi và rèn những kỹ năng trên không hề khó.

Trên đây là những chia sẻ ngắn về 5 vấn đề quan trọng của giáo viên tiểu học mà thầy cô cần phải biết, hy vọng bài viết sẽ là nguồn tham khảo hữu ích cho thầy cô.

Trích nguồn: daihocvietnam.edu.vn